ÔTÔ

Ssangyong

SsangYong “bắt tay” với Kim Long Motors để trở lại Việt Nam: Bán từ 2024, nhiều mẫu xe thuộc phân khúc “hot”, đang xây nhà máy lắp ráp

KG Mobility, tên gọi trước đây là SsangYong Motor, cho biết, họ đã ký một thỏa thuận xuất khẩu ô tô nguyên chiếc với một công ty Việt Nam. Những chiếc xe đầu tiên sẽ được bán ra từ năm 2024.

Tin tức này do Yonhap News đăng tải hôm 31/3. Theo đó, trong thỏa thuận, KG Mobility sẽ xuất khẩu các mẫu xe Tivoli, Korando và Torres vào năm 2024. Rexton mới, Rex Sports mới và Rexton Sports Kahn mới được xuất khẩu từ năm 2025 cho Kim Long Motors thuộc tập đoàn Futa (tức tập đoàn Phương Trang).

ssangyong “bắt tay” với kim long motors để trở lại việt nam: bán từ 2024, nhiều mẫu xe thuộc phân khúc “hot”, đang xây nhà máy lắp ráp

Kim Long Motors sẽ là đơn vị phân phối và lắp ráp xe của KG Mobility tại Việt Nam. Ảnh: Yonhap News.

Thậm chí, Kim Long Motors còn đang xây dựng một nhà máy lắp ráp các mẫu xe của KG Mobility tại khu liên hợp công nghiệp Huế.

Ssangyong từng kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành công, và cuối cùng phải chấp nhận âm thầm rút lui khỏi thị trường từ cuối 2018. Năm 2020, Ssangyong nộp đơn phá sản lên tòa án Hàn Quốc vì không thể trả nổi khoản vay 54,4 triệu USD.

Hãng xe lâu đời nhất Hàn Quốc kinh doanh bết bát và lỗ vốn triền miên trong 23 quý liên tiếp. Đến tháng 6/2022, KG Group đã mua lại Ssangyong và đổi tên thành KG Mobility từ đầu năm 2023.

ssangyong “bắt tay” với kim long motors để trở lại việt nam: bán từ 2024, nhiều mẫu xe thuộc phân khúc “hot”, đang xây nhà máy lắp ráp

KG Mobility Torres được nhập khẩu sang Việt Nam năm 2024.

Kg Mobility cho biết, hãng sẽ tập trung tăng xuất khẩu sang các thị trường mới nổi trong năm nay để đưa hoạt động kinh doanh đi đúng hướng. Một trong số đó là Việt Nam, thị trường dự kiến sẽ có doanh số ô tô ổn định ở mức 500.000 xe/năm từ 2025.

KG Mobility hiện có dải sản phẩm bao gồm: Tivoli, Koranto, Rexton, Rexton Sports và Torres. Hãng vừa cho giới thiệu mẫu xe điện Torres EVX tại triển lãm ô tô Seoul 2023 với tầm vận hành lên tới 500 km mỗi lần sạc đầy. Xe dự kiến bán tại thị trường nội địa nửa cuối năm nay.

Hãng xe Trung Quốc lấn lướt các thương hiệu quốc tế, vươn lên dẫn đầu thị trường ô tô thế giới

Hãng xe Trung Quốc lấn lướt các thương hiệu quốc tế, vươn lên dẫn đầu thị trường ô tô thế giới

Sau khi vượt Tesla, giờ đây BYD vượt luôn cả Volkswagen ở thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Cụ thể, theo số liệu của ngân hàng quốc tế Trung Quốc (CMBI), doanh số của BYD trong tháng 11 vừa qua đạt 152.863 xe, tăng gần 83% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, cùng kỳ, Volkswagen bán được tổng cộng 143.602 xe, còn Toyota đạt 115.272 xe. Doanh số của Volkswagen đã giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

ssangyong “bắt tay” với kim long motors để trở lại việt nam: bán từ 2024, nhiều mẫu xe thuộc phân khúc “hot”, đang xây nhà máy lắp ráp

Tuy nhiên, Reuters cho biết Volkswagen bán được nhiều xe hơn BYD, nếu tính cả doanh số 36.847 xe của thương hiệu Audi.

Dù doanh số được đưa ra trước vài ngày trước khi tháng 11 kết thúc, nhưng có vẻ như BYD sẽ chính thức lấy ngôi vương của VW trong năm nay. BYD là công ty đầu tiên ở Trung Quốc chỉ bán xe hybrid sạc điện và xe điện thuần túy.

Hãng xe Trung Quốc lấn lướt các thương hiệu quốc tế, vươn lên dẫn đầu – 1
Mẫu BYD Atto 3 đang là “hàng hot”, được nhiều người tiêu dùng không chỉ ở Trung Quốc săn lùng.

Tesla cũng đã có một tháng 11 cực kỳ thành công tại Trung Quốc, với doanh số tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, một phần nhờ các mẫu Model 3 và Model Y giảm giá bán.

ssangyong “bắt tay” với kim long motors để trở lại việt nam: bán từ 2024, nhiều mẫu xe thuộc phân khúc “hot”, đang xây nhà máy lắp ráp

Điều thú vị là tổng doanh số xe ô tô sản xuất tại Trung Quốc tính đến hết ngày 27/11 đã giảm giá 7%. Tiêu thụ giảm mạnh do ảnh hưởng của các chính sách kích cầu mà họ cho là đang giảm, cùng với các chính sách phòng chống dịch Covid-19 “nhốt” người tiêu dùng trong nhà.

BYD đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ không chỉ ở Trung Quốc. Gần đây, hãng đã bắt đầu mở bán mẫu Atto 3 tại Australia, còn hồi tháng 10 thông báo sẽ sớm ra mắt các mẫu BYD Atto 3 , BYD Han sedan, và BYD Tang phiên bản SIV với 3 hàng ghế xe tại châu Âu.

Hãng cũng sẽ đưa mẫu sang chinh phục thị trường châu Âu, cạnh tranh với Tesla Model 3 vào năm 2023 và cũng có thể sẽ ra mắt mẫu BYD Dolphin để cạnh tranh với VW ID.3

ssangyong “bắt tay” với kim long motors để trở lại việt nam: bán từ 2024, nhiều mẫu xe thuộc phân khúc “hot”, đang xây nhà máy lắp ráp

BYD hiện có nhà máy lắp ráp xe tại Mỹ, Nhật Bản, Canada, Brazil, Hungary và Ấn Độ, theo thông tin đăng trên website của công ty. Tuy nhiên, có vẻ như các cơ sở này chủ yếu được dùng để sản xuất xe buýt điện.

Mới đây, BYD đã mua đất ở Thái Lan để xây dựng nhà máy sản xuất xe điện đầu tiên của hãng tại Đông Nam Á, dự kiến có công suất 150.000 xe/năm.

Các hãng xe Trung Quốc liệu đã đạt tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế? Có những cái tên đặt tham vọng tham chiến toàn cầu

Các hãng xe Trung Quốc liệu đã đạt tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế? Có những cái tên đặt tham vọng tham chiến toàn cầu

Xe Trung Quốc trong thập kỷ gần nhất đã vươn tầm cạnh tranh sòng phẳng các hãng xe quốc tế tại sân chơi nội địa, nhưng liệu đã đủ sức bước chân ra ngoài biên giới nước này lại là vấn đề khác.ssangyong “bắt tay” với kim long motors để trở lại việt nam: bán từ 2024, nhiều mẫu xe thuộc phân khúc “hot”, đang xây nhà máy lắp ráp

Trung Quốc, từ nhiều thập kỷ trở lại đây, đã là thị trường xe quan trọng nhất thế giới. Với doanh số thường niên lên tới hàng chục triệu xe, Trung Quốc luôn được các tập đoàn xe quốc tế hàng đầu như Toyota, Volkswagen hay GM ưu tiên đặc biệt khi đều có một đội hình xe sản xuất và lắp ráp riêng tại đây.

ssangyong “bắt tay” với kim long motors để trở lại việt nam: bán từ 2024, nhiều mẫu xe thuộc phân khúc “hot”, đang xây nhà máy lắp ráp

MG5

Trong khi Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đều phần nào đã chạm đến giới hạn của mình, Trung Quốc dù là thị trường có doanh số lớn nhất toàn cầu vẫn được coi là chưa chạm tới tiềm năng lớn nhất.

Miễn là có sản phẩm đủ sức cạnh tranh dù là ở phân khúc SUV, sedan hay minivan (đây là khu vực hiếm hoi sedan lẫn minivan vẫn được chuộng), bất kỳ hãng xe nào cũng có thể giành lấy miếng bánh thị phần.

ssangyong “bắt tay” với kim long motors để trở lại việt nam: bán từ 2024, nhiều mẫu xe thuộc phân khúc “hot”, đang xây nhà máy lắp ráp

Hongqi L5

Thêm vào đó, Chính phủ Trung Quốc cũng rất chịu khó kích cầu để thúc đẩy thị trường xe trong nước. Các thương hiệu xe nội địa cũng được ủng hộ tham chiến các thị trường quốc tế. Tuy nhiên liệu họ có đủ sức bước ra khỏi biên giới quốc gia này?

Về thiết kế, có thể nói người Trung Quốc đủ sức chinh phục người tiêu dùng các khu vực khác. Không còn phải đi vay mượn thiết kế xe hot bên ngoài như cách đây 1 – 2 thập kỷ (ít nhất là với các thương hiệu lớn có tham vọng quốc tế hóa), giờ xe Trung Quốc đều có bộ khung được định hình khá ấn tượng của riêng mình khi họ thường có cả studio thiết kế riêng tại châu Âu và Mỹ.

ssangyong “bắt tay” với kim long motors để trở lại việt nam: bán từ 2024, nhiều mẫu xe thuộc phân khúc “hot”, đang xây nhà máy lắp ráp

Zotye Z8

Chất lượng là một vấn đề đáng lưu tâm khác của xe Trung Quốc. Không thể phủ nhận các hãng xe tới từ quốc gia này đã rất cố gắng cải thiện vấn đề trên trong những năm qua. Cả công nghệ thông tin giải trí và chất liệu chế tạo thân vỏ lẫn nội thất mà họ sử dụng đến thời điểm này đều không khác gì các hãng xe quốc tế.

ssangyong “bắt tay” với kim long motors để trở lại việt nam: bán từ 2024, nhiều mẫu xe thuộc phân khúc “hot”, đang xây nhà máy lắp ráp

BAIC X25

Tuy vậy, chất lượng hệ truyền động và độ bền khi sử dụng của xe, với từng thương hiệu khác nhau, vẫn còn cần được kiểm chứng trong thời gian dài, và họ cần vượt qua được định kiến ban đầu của người tiêu dùng nếu muốn chinh chiến tại các nước phương Tây. Chỉ một sai lầm nhỏ ban đầu cũng có thể khiến các thương hiệu Trung Quốc hụt hơi hoàn toàn trước các đối thủ bản địa.

ssangyong “bắt tay” với kim long motors để trở lại việt nam: bán từ 2024, nhiều mẫu xe thuộc phân khúc “hot”, đang xây nhà máy lắp ráp

Brilliance V7

Tiếp đến, có 3 yếu tố mà xe Trung Quốc vẫn thua xa các đối thủ quốc tế: độ phủ sóng, danh tiếng và lịch sử. Ngoài Hongqi (Hồng Kỳ), không một hãng xe Trung Quốc nào có lịch sử đủ vững mạnh. Ngay cả thương hiệu xe sang nói trên, khi nhìn nhận 2 khía cạnh độ phủ và danh tiếng quốc tế, cũng không có cửa cạnh tranh.

ssangyong “bắt tay” với kim long motors để trở lại việt nam: bán từ 2024, nhiều mẫu xe thuộc phân khúc “hot”, đang xây nhà máy lắp ráp

BYD

Về thông số, trong năm 2021, có 125 thương hiệu Trung Quốc với tổng doanh số 13,2 triệu xe. Dù mức trên tăng 21% so với năm 2020 (và cao hơn tỉ lệ tăng trưởng 6% của thị trường toàn cầu), lượng xe bán ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc chỉ là 885.000 chiếc, tương đương 7%, tỉ lệ vẫn còn quá ít ỏi.

Các thị trường xe Trung Quốc xuất khẩu sang hiện tại chủ yếu vẫn là hạng 2 như Đông Nam Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Mỹ Latin hay Trung Đông. Số xe xuất sang châu Âu rất ít (chiếm 6% trong 885.000 xe), còn Bắc Mỹ gần như là không.

Theo Tiền Phong / Thể thao & Văn hóa

Bài viết mới cập nhật