Trải qua nhiều tháng đồn đoán và đối thoại, có vẻ như Nhật Bản và Hà Lan sẽ chuyển sang hợp tác với Mỹ và ngừng xuất khẩu công nghệ bán dẫn sang Trung Quốc. Điều này đã làm đổ bể tham vọng của Trung Quốc về việc tự chủ bán dẫn, bởi Nhật Bản và Hà Lan được xem là những nhà cung cấp thiết bị chế tạo bán dẫn lớn.
Mặc dù Mỹ có nhiều nhóm các Nhà sản xuất Thiết bị Tích hợp (IDM) lớn nhất cho bán dẫn, tuy nhiên Nhật Bản cũng có khá nhiều công ty ‘ẩn danh’ khác như Advantest cung cấp thiết bị kiểm tra tự động (ATE) hàng đầu cho ngành bán dẫn, Tokyo Electron, search Canon, Nikon, Sumitomo, Haribo, Hitachi, Kokusai,… Hay công ty ASML đến từ Hà Lan độc quyền sản xuất máy quang khắc EUV.
Để có thể thiết lập dây chuyền bán dẫn tiên tiến nhất, Trung Quốc cần nhận được hỗ trợ từ nhiều công ty hàng đầu đến từ Mỹ như Applied Materials hay Lam Research, và KLA. Nhưng với các biện pháp trừng phạt hiện tại không chỉ hạn chế xuất khẩu máy móc của Mỹ mà còn ảnh hưởng đến cả công dân Mỹ đang làm việc trong ngành chip Trung Quốc. Do vậy, quốc gia tỉ dân này khó có thể làm ra được một sản phẩm bán dẫn có chất lượng cao nhất. Trong tương lai sẽ có nguy cơ tụt hậu đi rất nhiều so với Đài Loan và Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, Nếu Nhật Bản và Hà Lan cũng bổ sung biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, điều này sẽ phá vỡ tham vọng tự cung tự cấp, tự chủ bán dẫn của Trung Quốc
Chính trị gia Nhật Bản Akira Amari của LDP và đây cũng là người đứng sau sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản, đã xác nhận với Bloomberg rằng đất nước Nhật Bản của ông phải phối hợp với Mỹ để ngăn chặn tham vọng tự chủ bán dẫn của Trung Quốc. Đồng thời cảnh báo tới Bắc Kinh (đây là một phần của nhóm các quốc gia ôm mộng bá chủ toàn cầu, do đó cần phải bị kìm hãm).
Nhà chính trị gia Nhật Bản Amari còn nói thêm rằng, bất kỳ các biện pháp trừng phạt nào dành cho Trung Quốc cũng cần phải được điều chỉnh cẩn thận để tránh sự phân mảnh, gây rủi ro mất ổn định cho nền kinh tế toàn cầu.
Nhật Bản và Hà Lan bổ sung biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, phá vỡ tham vọng tự chủ bán dẫn.
Mặc dù chính phủ Nhật Bản và Hà Lan không đi xa như Mỹ, nhưng chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ gặp khó khăn với bất kỳ hạn chế bổ sung nào từ 2 quốc gia này. Mặt khác, nếu Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan cùng chung tay hành động, lúc đó Trung Quốc sẽ khó có thể tiếp cận được công nghệ hoặc thiết bị chế tạo tiên tiến.
Có thể nói, bán dẫn là một trong những mặt hàng cực kỳ hot của thập kỷ này. Tất cả các lĩnh vực công nghệ chính bao gồm: truyền thông, điện tử công nghiệp, điện tử tiêu dùng, ô tô, truyền thông vô tuyến, máy tính và lưu trữ dữ liệu,… đều không thể thiếu bán dẫn.
Quốc gia tỉ dân này đặt mục tiêu trở thành nước dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử. Nhưng để đạt được mục tiêu này, họ cần có nguồn cung cấp bán dẫn liên tục và không ngắt quãng. Tuy nhiên, cũng chính vì tham vọng to lớn này đã dẫn đến những hạn chế khiến những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của nước này bị lộ ra.