- Khi nào cần thay kính và khi nào có thể hàn kính?
- Vị trí và kích thước
- Phân loại vết nứt
- Vì sao không phải lúc nào cũng nên thay cả tấm kính?
- Sơ lược về quy trình hàn kính
Kính chắn gió ô tô có nhiệm vụ bảo vệ, che nắng gió và đảm bảo tầm nhìn tốt cho người lái xe. Khi bị nứt hoặc rạn mặt kính sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ thẩm mỹ của xe và gây cản trở tầm nhìn cho các lái xe dẫn đến thiếu an toàn. Vậy khi kính ô tô bị nứt, rạn bạn phải xử lý như thế nào? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm về tình huống này.
Kính xe hơi bị rạn nứt do đá văng, bị ném đá,…
Khi nào cần thay kính và khi nào có thể hàn kính?
Vị trí và kích thước
Nếu kích thước của vết nứt từ dưới 15 cm thì khả năng xử lý thành công bằng hàn kính khá cao. Vết nứt càng lớn càng khó xử lý. Những vết nứt càng gần cạnh của kính thì càng nguy hiểm. Nếu khoảng cách giữa điểm va chạm và cạnh kính nhỏ hơn 4 cm thì bạn nên thay kính. Nếu vết nứt nằm chắn ngay tầm nhìn của người lái thì bạn cũng nên thay cả tấm kính vì vết hàn kính có thể làm ảnh hưởng đến khả năng quan sát của người lái và tăng nguy cơ tai nạn.
Ngoài ra, vết nứt càng để lâu thì càng khó xử lý vì bụi lọt vào những khe nứt trên kính chắn gió. Vì vậy, bạn nên giữ trong xe một cuộn băng keo trong để có thể che tạm thời vết nứt ngay khi nó vừa xuất hiện.
Phân loại vết nứt
Các dạng vết rạn nứt trên kính lái ô tô
Những vết nứt được khoanh tròn màu vàng là loại vết nứt cần xử lý càng sớm càng tốt. Những vết nứt này cho thấy kính chắn gió đã bị hư hại sâu chứ không chỉ ở bề mặt. Nếu không khắc phục sớm thì rất có thể bạn sẽ phải thay cả tấm kính.
Những vết nứt được khoanh tròn màu đỏ là loại nguy hiểm nhất và bạn cần xử lý ngay vì an toàn của bạn và những hành khách trong xe đang bị đe dọa.
Ngoài ra còn một loại vết nứt khác là một đường nứt rất dài nhưng mỏng. Không dễ để xử lý vết nứt loại này, và trên thực tế bạn vẫn có thể sử dụng xe trong thời gian dài mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên vết nứt vẫn làm suy yếu cấu trúc của tấm kính và có thể dễ vỡ hơn khi có va chạm. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng bạn càng để lâu thì vết nứt càng khó được xử lý.
Vì sao không phải lúc nào cũng nên thay cả tấm kính?
Khi thay kính mới rất khó để đảm bảo được chất lượng cũng như sự chính xác và tiêu chuẩn an toàn như kính cũ được lắp ráp trên xe nguyên bản. Hơn nữa việc thay kính lái sẽ tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Với những kính đạt tiêu chuẩn, chi phí có thể lên đến vài chục triệu tùy theo xe còn kính kém chất lượng giá rẻ sẽ làm giảm đáng kể tác dụng bảo vệ của kính chắn gió. Ngay cả khi có tấm kính mới đúng chuẩn, tìm được một xưởng sửa chữa có đủ trang thiết bị và tay nghề để lắp chính xác như kính nguyên bản là việc không dễ.
Nếu kính lái bị rạn nứt một vùng rộng bạn nên thay kính mới Nếu kính lái bị nứt một đường hoặc rạn một vùng nhỏ nên chọn giải pháp hàn kính để giữ lại kính nguyên bản và giảm chi phí
Sơ lược về quy trình hàn kính
Khi hàn kính, các kỹ thuật viên sẽ làm sạch bề mặt vết rạn nứt bằng cách dùng một máy bơm chuyên dụng để hút hết hơi ẩm và chất bẩn ra khỏi kính, tạo kẽ hở để bơm keo hàn kính vào. Tiếp sau đó, các kỹ thuật viên sẽ vệ sinh sạch sẽ vùng kính bị rạn nứt sau đó bơm keo hàn kính lấp đầy vào vết nứt. Tùy vào màu sắc của kính và điều kiện môi trường mà thợ hàn sẽ chọn loại keo hàn thích hợp để vết hàn có hiệu quả và thẩm mỹ tốt nhất.
Các công đoạn hàn kính lái ô tô
Chi phí hàn kính khá hợp lý. Khách hàng chỉ cần bỏ ra số tiền từ khoảng 500.000 đến 1.000.000 đồng tùy từng dạng vết nứt và vẫn giữ được tấm kính nguyên bản theo xe.