Tàu đô thị cao tốc chạy bằng hydro và pin lithium do Trung Quốc sản xuất có tốc độ tối đa 160km/h và sức chứa 236 hành khách. Sạc đầy trong 15 phút với quảng đường hoạt động không dưới 100 km.
Đoàn tàu chạy bằng nhiên liệu hydro đầu tiên tại Trung Quốc vừa được Công ty Thiết bị Phương tiện Giao thông Đường sắt Jingche Hà Bắc ra mắt tại thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc.
Đây là đoàn tàu có 4 toa, với ghế ngang dành cho 3 hành khách ở mỗi hàng và sức chứa tối đa 236 người. Với tốc độ lên tới 160km/h, đây là loại tàu hybrid nhanh nhất từ trước đến nay.
“Sản phẩm của chúng tôi sử dụng pin nhiên liệu hydro làm nguồn năng lượng chính, có thể sạc đầy trong 15 phút, cho phạm vi hoạt động không dưới 100 km”, Zhang Hong, Phó tổng giám đốc của Viện nghiên cứu Công nghệ Vận tải Đường sắt Jingtou Bắc Kinh – đơn vị phát triển công nghệ của loại tàu này, cho biết.
Bên cạnh đó, đoàn tàu này còn có khả năng tự lái hoàn toàn mà không cần đến sự can thiệp của con người.
Bên cạnh hydro, đoàn tàu còn sử dụng một loại năng lượng khác là pin lithium. Trang China Daily cho biết, đoàn tàu của Trung Quốc có thể thu hồi động năng, sử dụng năng lượng được tạo ra trong quá trình phanh để sạc pin lithium, đồng thời nhiệt do pin nhiên liệu hydro tạo ra được dùng để sưởi ấm không khí vào mùa đông, giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể.
Ngoài ra, loại tàu này cũng được trang bị nhiều công nghệ mới như giá chuyển hướng có khớp nối và bánh xe đàn hồi, giúp giảm đáng kể tiếng ồn, cung cấp cho hành khách trải nghiệm thoải mái và yên tĩnh hơn.
Qian Zhaoyong, Tổng giám đốc Công ty Thiết bị Phương tiện Giao thông Đường sắt Jingche Hà Bắc, nhấn mạnh rằng đây là một sản phẩm “được nghiên cứu tại Bắc Kinh và sản xuất tại Hà Bắc”, dựa trên mối quan hệ hợp tác khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc.
Mô hình đoàn tàu đô thị cao tốc chạy bằng hydro nói trên là một bước tiến mới trong mục tiêu thúc đẩy phát triển ngành năng lượng hydro của Trung Quốc.
Theo kế hoạch của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia và Cục Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, dự kiến đến năm 2025, đất nước đông dân nhất thế giới này có khoảng 50.000 phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu hydro và sản lượng hydro hàng năm từ năng lượng tái tạo đạt 100.000 đến 200.000 tấn.
Bộ GTVT sắp trình dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam gần 59 tỉ USD, dài 1.545km, tốc độ 320km/giờ
Bộ GTVT sắp trình dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam gần 59 tỉ USD, dài 1.545km, tốc độ 320km/giờ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, chiều dài 1.545km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320km/giờ. Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán.
Theo đó, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, chiều dài 1.545km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320km/giờ. Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán.
Công trình này có tổng mức đầu tư dự kiến toàn bộ dự án khoảng 58,71 tỷ USD bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng 1,98 tỷ USD; chi phí xây dựng 31,58 tỷ USD, chi phí thiết bị 15 tỷ USD; chi phí quản lý dự án, tư vấn, khác 5,82 tỷ USD; chi phí dự phòng 4,07 tỷ USD.
Để bảo đảm hiệu quả đầu tư và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, nhu cầu vận tải, Bộ GTVT cũng đưa ra phương án phân kỳ đầu tư.
Cụ thể, giai đoạn 1 đầu tư đoạn Hà Nội-Vinh và đoạn Nha Trang-TP.HCM chiều dài 665km, tổng mức đầu tư dự kiến 24,72 tỉ USD, trong đó chuẩn bị đầu tư cho toàn tuyến giai đoạn 2020-2026, thi công giai đoạn 2027-2031, đưa vào khai thác khoảng năm 2032.
Giai đoạn 2 đầu tư đoạn Vinh-Nha Trang để nối thông toàn tuyến, chiều dài 894km, tổng mức đầu tư dự kiến 33,99 tỉ USD, trong đó khoảng năm 2040 đưa vào khai thác đoạn Vinh-Đà Nẵng; khoảng năm 2045-2050 khai thác đoạn Đà Nẵng-Nha Trang
Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã rà soát, cập nhật bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Quá trình nghiên cứu, Bộ cũng tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các Bộ, ban, ngành liên quan, cơ quan, các chuyên gia, nhà khoa học; đã thống nhất bằng văn bản với 20 địa phương có dự án đi qua.
Trước đó, tại buổi công bố quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào đầu tháng 11/2021, theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, quy hoạch đường sắt đã xác định, từ nay đến năm 2030 sẽ triển khai hai đoạn ưu tiên của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là Hà Nội-Vinh và Nha Trang-TP.HCM.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, điểm đầu dự án tại ga Ngọc Hồi (TP Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM).
Đề cập đến vốn, Bộ trưởng Thể cho hay sẽ cố gắng tham mưu để bố trí cho ngành đường sắt 240.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2030.
Số tiền còn lại sẽ bố trí sang các giai đoạn tiếp theo đến khi hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đồng thời đề xuất với Chính phủ cơ chế huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách Nhà nước như vốn ODA, vốn các nhà đầu tư, vốn xã hội để thực hiện quy hoạch.
Top 3 mẫu siêu xe đẹp và hiếm nhất thế giới, có mẫu chỉ sản xuất duy nhất 1 chiếc | Tạp Chí Siêu Xe
Theo: https://pld.net.vn/trinh-bo-chinh-tri-du-an-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-59-ti-usd-a7971.html