Tương lai của xe tự lái không còn xa nữa. Ngày 13/4, Ford tuyên bố trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên được phê duyệt công nghệ hỗ trợ người lái tiên tiến BlueCruise 'không cầm vô lăng, không quan sát' ở Anh.
Nhà sản xuất ô tô Mỹ Ford cho biết, hệ thống BlueCruise là hệ thống công nghệ điều khiển xe tự động đầu tiên, hỗ trợ lái xe tự động trên đường cao tốc được phê duyệt ở châu Âu.
Hệ thống “không cầm vô lăng, không quan sát” BlueCruise của Ford là gì?
BlueCruise của Ford là công nghệ hỗ trợ lái xe SAE Cấp 2, thường được so sánh với Autopilot của Tesla . Nhưng có một sự khác biệt đáng kể khiến công nghệ trở nên đặc biệt.
Hệ thống hỗ trợ lái xe của Ford mang đến một trải nghiệm độc đáo khi người lái có thể tận hưởng cảm giác lái rảnh tay thực sự, không cần phải tiếp xúc với vô lăng.
Hệ thống BlueCruise, sử dụng các camera hỗ trợ AI liên tục theo dõi vạch kẻ đường, biển báo đường phố (bao gồm cả biển báo tốc độ) và hệ thống điều kiện đèn giao thông thay đổi nhanh chóng để điều khiển phương tiện, sử dụng hệ thống lái, tăng tốc, phanh và định vị làn đường, cung cấp trải nghiệm lái xe thoải mái lý tưởng.
Sử dụng công nghệ camera hồng ngoại để theo dõi vị trí mắt và đầu của tài xế, BlueCruise giúp lái xe luôn tập trung, cảnh báo cho người lái nếu cần quay lại nhìn đường.
Hệ thống hỗ trợ dự đoán tốc độ điều chỉnh tốc độ xe tự động và mượt mà khi người lái đến gần một khúc cua gấp, báo hiệu trước cho người lái khi sắp thay đổi tốc độ để lái xe hiểu tại sao xe lại giảm tốc.
Định vị lại làn đường giúp trải nghiệm lái xe rảnh tay trên đường cao tốc trở nên tự nhiên hơn, xe luôn chạy trong làn đường đồng thời dịch chuyển vị trí của xe khéo léo so với các phương tiện ở làn đường liền kề, đặc biệt hữu ích khi đi cạnh những phương tiện lớn hơn như xe vận tải.
Người lái khi đi trên đường cao tốc không cần thiết phải đặt tay lên vô lăng nhưng cần để mắt theo dõi đường đi. Ford theo dõi lái xe từ một camera hồng ngoại gắn trên kính chắn gió phía sau gương chiếu hậu và một camera khác phía sau vô lăng. Nếu lái xe có những biểu hiện không tỉnh táo, hệ thống lái xe bắt đầu phát ra tiếng bíp, sau đó tiếp tục phát ra âm thanh, ánh sáng và thậm chí cả phanh gấp.
Tính năng này đã có trên các mẫu xe Ford và Lincoln ở Mỹ và Canada như trên F-150 Lightning và Mustang Mach-E 2023.
Gần 200.000 người lái xe, được trang bị BlueCruise đã lái xe rảnh rang hơn 64 triệu dặm (102 triệu km) đến nay trên khắp Bắc Mỹ, sử dụng những tính năng như dừng lại và khởi hành, căn giữa làn đường, kiểm soát hành trình thích ứng (duy trì tốc độ cài đặt) và giảm tốc độ theo biển báo.
Thực tế hiện nay, hệ thống BlueCruise (không cầm vô lăng, không quan sát) của Ford đã giành được vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng hỗ trợ lái xe chủ động mới nhất của Consumer Reports trên tất cả các nhà sản xuất xe điện. Ngày 13/4, nhà sản xuất ô tô cho biết, công ty đang nỗ lực triển khai công nghệ ở Vương quốc Anh.
Ford BlueCruise trong Mustang Mach-E. Ảnh Ford
Ford mang hệ thống không cầm vô lăng đầu tiên đến Vương quốc Anh
Trong một thông cáo báo chí , Ford tuyên bố đã trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên giới thiệu công nghệ lái xe không cầm vô lăng ở Anh với sự chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tải Vương quốc Anh.
Hệ thống BlueCruise là công nghệ đầu tiên thuộc dòng công nghệ hỗ trợ lái xe, được phê duyệt ở Châu Âu và đã được cấp phép sử dụng trên các tuyến đường cao tốc được lập bản đồ trước trên khắp Vương quốc Anh.
Chủ sở hữu Mustang Mach-E có thể kích hoạt hệ thống “không cầm vô lăng, không cần quan sát” trên 2.300 dặm (3.700 km) đường cao tốc được thiết lập sẵn ở Anh, Scotland và xứ Wales với tốc độ tối đa là 80 dặm/giờ (130 km/h).
Martin Sander, tổng giám đốc Ford Model e Europe giải thích tầm quan trọng của việc phê duyệt:
Sander đã đăng một video trên tài khoản chính Twitter khi lái chiếc Mustang Mach-e, trải nghiệm những tính năng ấn tượng của công nghệ.
Martin Sander, tổng giám đốc Ford Model e Europe Twitter thử nghiệm hệ thống lái xe tự động BlueCruise.
Chủ sở hữu Ford Mustang Mach-e 2023 mới sẽ là những người đầu tiên có cơ hội sử dụng hệ thống BlueCruise. Người mua sẽ nhận được khoản đăng ký trong 90 ngày đầu tiên, có thể tiếp tục đăng ký với giá 17,99 bảng Anh (khoảng 22,5 USD) một tháng.
Các kỹ sư của Ford đã hoàn thành 100.000 dặm (160.000 km) thử nghiệm trên khắp những tuyến đường cao tốc ở Châu Âu, hơn 600.000 dặm (950.000 km) trải dài khắp Bắc Mỹ, khẳng định khả năng đảm bảo an toàn của công nghệ.
Nhà sản xuất ô tô Mỹ gần đây cũng đã ra mắt chiếc SUV Explorer chạy hoàn toàn bằng điện ở châu Âu với giá khởi điểm dưới 50.000 USD (45.000 Euro).
Theo Electrek
Thái Bằng